Thương mến tặng các bạn đồng hành năm ấy

Tình hình này chắc sớm nhất cũng phải tháng 7 may ra mới yên tâm đi chơi được. Mà nước an toàn và hợp nhất cho tháng 7 có lẽ là Mông Cổ. Dịp đó có lễ hội Nadaam, trăm hoa đua nở, đủ ấm để tắm hồ, đủ lạnh để đốt lửa nướng thịt, ăn món boodog trứ danh.
Các bạn có thể tham khảo đổi hộ chiếu chưa hết hạn tại hà nội của Gody.vn - mức phí bảo hiểm du lịch trong nước
Giới thiệu hành trình du mục 17 ngày của bọn mình (dành cho các bạn đi và đọc kỹ). Lịch trình và bản đồ cung đường ở trong phần ảnh, box thông tin ở cuối bài.
HÀNH TRÌNH DU MỤC
(Thương mến tặng các bạn đồng hành năm ấy)

Một buổi chiều hè bên dòng Mekong, ngồi chuyện phiếm với David Dagley, một nhà văn Mỹ, tôi đã rất ngạc nhiên khi anh bảo, trong số hơn 80 nước đã từng qua, ấn tượng nhất với anh là Mông Cổ. Hỏi vì sao, anh giải thích “bởi đó là một miền đất mà thiên nhiên chưa bị động chạm”. Một người đến từ Alaska, nơi thiên nhiên bao la đất rộng người thưa nhất nước Mỹ mà còn nói vậy thì quả là một cú hích cuối cùng khiến tôi thêm quyết tâm lên đường đến với đất nước thảo nguyên ngay sau đó 2 tháng.
Chúng tôi đi theo hành trình từ miền Trung, đi xuống Nam, vòng lên Tây Bắc rồi lại trở về Thủ đô thành một vòng khép kín để có thể trải nghiệm hầu hết sắc thái phong phú đa dạng đến mức đối nghịch của thiên nhiên và cuộc sống đất nước này. Rong ruổi gần 4000km từ thành phố ra thảo nguyên, xuyên sa mạc, lên rừng taiga, từ núi lửa qua sông băng, giữa hoang mạc khô khát hay bên bờ hồ xanh mát..., chúng tôi đã lần lượt được nếm trải mọi hương vị và cung bậc của cuộc sống phóng khoáng giữa thiên nhiên hoang dã, của một nền văn hoá du mục độc đáo. Lúc hoà mình vào lễ hội Nadaam đặc sắc, khi viếng thăm những tu viện Lạt ma cổ. Lúc ở khu trại của người nuôi cừu, lúc ghé thăm một gia đình nuôi tuần lộc. Khi cưỡi lạc đà giữa sa mạc Gobi nóng bỏng, lúc phi ngựa bên Hồ Trắng lộng gió. Hôm trước còn vã mồ hôi leo núi lửa, hôm sau đã run rẩy xuyên sông băng. Buổi chiều cưỡi thuyền xuyên bão trên hồ Khuvsgol, sáng sau đã tung tăng giữa đồng nội tưng bừng hoa nở bên bờ nước trong như pha lê… Một hành trình du mục 17 ngày đêm nhiều gian nan vất vả, nhưng đầy cảm xúc hứng khởi, và những gì thu vào tầm mắt, lưu lại trong tâm tưởng đã bù đắp tất cả.
Những nẻo đường cỏ hoa
Mông Cổ quá rộng lớn (diện tích hơn 1,5 triệu km2), mà dân số thì chưa đầy 3 triệu người, các điểm dân cư cách xa nhau cả ngày đường nên cách tốt nhất là thuê xe riêng để tiết kiệm thời gian và nhìn ngắm được tối đa phong cảnh. Chúng tôi thuê cậu Ooggi, một guide (HDV) kiêm nấu ăn cùng 2 lái xe : một xe Landcruise Nhật và một xe van Nga. Chiếc xe van Nga UAZ có lẽ là một hình ảnh đặc trưng của thảo nguyên Mông Cổ. Tuy thô kệch xấu xí nhưng hoá ra nó lại đắc dụng nhất ở đây: chạy khoẻ, chở được nhiều đồ, dễ dàng băng mọi địa hình. Nhược điểm duy nhất của nó là 2 hàng ghế ngồi quay mặt vào nhau như trên toa tàu hoả vậy. Dân bản địa có vẻ đặc biệt kết loại xe này vừa để chở khách du lịch và để cả nhà đi dã ngoại. Đường sá Mông Cổ chỉ có rất ít trục chính là đường nhựa, dễ có đến ¾ quãng đường xe chạy trên những con đường thiên nhiên “trăm làn’ phóng túng băng ngang xẻ dọc trên núi đồi, thảo nguyên và sa mạc. Thảo nguyên mênh mông, mỗi xe chạy một kiểu tạo nên rất nhiều những vệt mòn ngoằn ngoèo vui mắt đan xen trên mặt cỏ. Khách bối rối không biết đi đường nào mới đúng. Lái xe cứ thản nhiên chạy, cũng có lúc nhầm, lại lộn lại hoặc phải đứng chờ nhau vì nhiều vùng không có sóng điện thoại. Cũng vì kiểu chạy này mà có lần xe tôi bị xe chở HDV và đồ ăn để lạc mất, phải bỏ bữa trưa.
Mỗi ngày chúng tôi chạy trung bình gần 300km. Đường xấu, xe xóc, bụi bặm, nóng lạnh thất thường, nhưng bù lại đoàn lữ hành luôn được mãn nhãn với những hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ lướt qua bên cửa kính. Mà gây cảm xúc đặc biệt là những cánh đồng hoa hoang dã muôn màu trải dài bất tận, đây đó lấp ló những con thú hoang như sóc chuột, nhím. Thảo nguyên mùa hè nhiệt tình khoe sắc với hàng trăm loại hoa cỏ (có tên và không tên). Thỉnh thoảng cả xe lại ồ lên xuýt xoa đòi dừng lại chụp hình: khi là một dải đồi xanh ngút mắt, điểm những mái nhà đủ màu tím hồng vàng đỏ, đó đây từng đàn dê đen cừu trắng nhởn nhơ gặm cỏ, lúc là cả cánh đồng hoa cải vàng, hoa dại tím hồng hoặc trắng muốt chạy dài tít tắp. Thích nhất là những khi gặp các dải hoa đồng nội đủ màu rộn ràng chen giữa cỏ xanh, thường có ở những hẻm núi, bên suối, ven hồ nên rất tiện để dừng chân nấu ăn ngả bữa, nghỉ ngơi, tận hưởng cái cảm giác “chỉ mình ta với thiên nhiên” mà khó nơi nào có được.
Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng hiền hoà. Nhớ ngày đầu tiên khi đi vào một khe núi xanh tốt, tôi đã gặp những cây bụi trông như ngải cứu, vừa động vào thì đau buốt như dao cắt, nhức nhối cả ngày.
Con đường thiên lý miên man với cỏ hoa thỉnh thoảng lại đưa chúng tôi qua những thị trấn nhỏ xíu màu sắc sặc sỡ khiến đường xa cũng bớt phần đơn điệu. Các thành phố giữa thảo nguyên thường là những cụm nhà một tầng, màu sắc vô cùng rực rỡ với những mái nhà đủ màu: xanh, đỏ, tím, vàng, hồng, da cam. Mỗi cụm nhà , khoảng một đôi chục nóc, thường được quây bằng rào gỗ thông, được gọi là block. Bao quanh các block là những con đường lầm bụi và xanh um cỏ dại, được gọi là phố. Những thị trấn này rất ăn ảnh, đặc biệt nếu nhìn từ xa hoặc từ trên triền đồi dốc. Đôi khi chúng tôi được nghỉ lại trong những thành phố đó, còn phần lớn là nghỉ tại các khu trại của dân du mục. Nhưng dù ở đâu thì cũng vẫn là ngủ trong nhà lều.
Mái lều du mục
Lều (ger) là một phần không thể thiếu của nên văn hoá du mục. Những mái lều tròn màu trắng, toả khói lam chiều giữa xanh tươi đồng cỏ hay nâu đỏ sa mạc cứ man mác một nỗi buồn đơn côi có lẽ là hình ảnh trữ tình nhất của miền đất này. Lều Mông Cổ cửa rất thấp, nên chúng tôi thường xuyên được xơi món đặc sản "cộc đầu". Không một đứa nào thoát và không ngày nào không bị, thậm chí ngày va vài phát là thường. Bất kể cao hay thấp, béo hay gày, cẩn thận hay hậu đậu hễ đã đến thăm Mông Cổ thì kiểu gì bạn cũng sẽ bị cộc đầu với cái cửa lều chỉ cao tầm 1,2m. Lều là một khung gỗ tròn đường kính tầm 6-7m, được ráp nối từ những thanh gỗ chuốt nhẵn sơn vẽ hoa văn rất vui mắt, mái lợp bạt, xung quanh chèn lông lạc đà ép, phía trong treo thảm hoặc quây bằng vải hoa để giữ ấm và trang trí. Trên nóc có cửa tròn lấy sáng và thông hơi. Khi mưa thì kéo tấm bạt phủ kín. Những căn lều chúng tôi nghỉ thường có 4-5 cái giường đặt vòng quanh. Trên vách thường treo hình Thành Cát Tư hãn (người sáng lập Đế quốc Mông Cổ xưa). Bàn hoa văn sặc sỡ đặt giữa lều ngay cạnh lò sưởi nối với ống khói xuyên qua mái. Khi ở miền nam , giữa vùng sa mạc Gobi, ngủ trong lều tuy cũng lạnh nhưng chưa cần phải đốt lò sưởi. Nhưng tiến dần lên phía Bắc, thì ngay giữa mùa hè chúng tôi vẫn phải nhóm lò sưởi ấm ban đêm và tận dụng đặt nồi nước trên bếp lò để có nước ấm rửa mặt đánh răng. Gỗ thông cho vào cháy nỏ tàn nhanh, nên lúc còn thức thì nóng rực, nhưng đến giữa đêm, thường bị lạnh cóng. Đến mức, sau đó khi qua cố đô Kharkhorin phải mua thêm túi ngủ, ngoài chăn đệm có sẵn trong lều.
Thời xưa, người Hung Nô (Mông Cổ) không có khái niệm xây nhà mà chỉ có dựng lều. Lùa đàn gia súc (cừu, dê, ngựa, lạc đà, bò yak) đến đâu thì làm lều đến đấy. Đó là một thứ rất cơ động. Thậm chí các Khả hãn (thủ lĩnh, vương) còn đặt nguyên cả lều lên cái xe to như cái sân nhỏ rồi cho ngựa kéo đi khắp nơi đến chỗ cần hạ trại. Trên tờ tiền Mông Cổ mệnh giá 500 và 1000 hiện nay có hình minh hoạ cỗ xe chở lều của Thành Cát Tư hãn.
Đến giờ, sau 8 thế kỷ du nhập kỹ năng xây nhà từ nước ngoài, người Mông Cổ vẫn tha thiết coi cái lều như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật. Ở thảo nguyên hay sa mạc đã đành, ngay trong các thành phố, bên cạnh ngôi nhà gỗ hoặc nhà xây, các gia đình vẫn thường dựng thêm cái lều tròn trong sân. Thậm chí họ còn làm lều ở trên sân thượng. Ngay đêm đầu tiên tại thủ đô Ulanbataar chúng tôi đã ở trong một căn lều như thế trên sân thượng của một guest house - vốn là một toà nhà kiểu tỉnh lẻ Nga ngày xưa. Và 15 ngày tiếp sau đó cũng chỉ sống trong lều của dân du mục . Chỉ 2 đêm cuối về lại thủ đô là ngủ trong căn hộ kiểu Nga cũ. Nhưng thành thực mà nói những đêm ngủ lều vẫn ngon giấc hơn. Không hiểu do bầu trời đầy sao, ngọn gió thảo nguyên phóng túng hay tiếng cát hát vi vu dễ đưa ta vào giấc ngủ hay do chúng tôi đã quen với nhịp sống du mục. Nhưng chất du mục không chỉ thể hiện ở cái lều…
Chắt chiu từng giọt nước, nâng niu mọi nguồn nước
Ám ảnh nhất với bọn tôi trong hành trình du mục là cách dùng nước của dân bản địa. Theo quan sát, dường như chỉ thủ đô là có nước máy dẫn đến các khu nhà. Còn các thành phố khác thì dân vẫn phải tích nước vào các xi-téc và múc ra dùng dần. Ở các khu trại ngoài thảo nguyên hoặc sa mạc chỉ thấy mấy can nước để ăn uống, hầu như chẳng trại nào có nhà tắm. Hằng ngày cậu HDV phải mua nước đóng chai ở thị trấn để phát cho mỗi người 1 chai nước uống. Mỗi người có khoảng nửa lít nước/ngày cho vệ sinh cá nhân. Khoảng 3-4 ngày mới gặp một thành phố có nhà tắm công cộng. Vé tắm nước nóng là 2-3 nghìn Tuvgrok (khoảng 24-36k VNĐ), cả lũ bảo nhau giá họ đòi 100k thì cũng vẫn vui. Được tắm lúc đó thấy đúng như là lên tiên. Một nhu cầu nhỏ nhoi hàng ngày được thoả mãn giữa vùng hoang vu này sao thấy quý giá thế. Hôm nào được đi nhà tắm công cộng thì là một ngày hội thực sự, náo nức chuẩn bị đồ từ chiều hôm trước để khi qua thành phố là có thể phi vào cho nhanh. Chỉ duy nhất một lần, nghỉ lại khu lều bên sông là có nhà tắm, lấy thẳng nước sông lên và tất nhiên cũng phải trả tiền.
Đi Mông Cổ tất cả chúng tôi đều lây bệnh dè xẻn nước. Sau 2 ngày của hành trình, chúng tôi có thêm thói quen giữ lại vỏ chai để đến đâu thấy có nước là tìm cách lấy tích trữ. Vào nhà tắm công cộng, đứa nào cũng thủ theo chùm chai rỗng để hứng nước máy. Ra hồ cũng nhăm nhăm múc nước vào chai. Đến khe núi nào thấy có suối chảy cả lũ ra sức moi sỏi tạo hố rồi vục bát tát nước vào can, chai và cái túi đựng nước chuyên dụng của nhóm để nấu ăn và vệ sinh hằng ngày. Trông mỏng manh như một rãnh nước trên đường, nhưng suối chảy liên tục, nước rất trong, mấy cậu lái xe đều khoái uống trực tiếp nước này hơn là nước đóng chai.
Không phải chỉ những người sống giữa thảo nguyên, sa mạc, mà ngay cả những người sống cạnh nguồn nước dồi dào như sông hồ, giếng lớn, cũng đều dùng nước rất tằn tiện. Có lẽ đây là thói quen ngàn đời của dân du mục. Ngồi ngay bên suối mà cậu HDV cũng chỉ dùng 1 nồi nước nhỏ để rửa toàn bộ đống bát đĩa cho 15 người.
Lên phía bắc có nhiều hồ lớn, đặc biệt trong đó có hồ Khuvsgol sâu rộng như biển, được mệnh danh là em của hồ Baikal, chiếm tới 1% lượng nước ngọt sạch của thế giới, nhưng dân bản địa vẫn chắt chiu từng giọt. Những cái bồn rửa tay ở đây luôn được thiết kế rất thủ công nhưng cứ buông tay đẩy là ngừng nhỏ giọt.
Người Mông Cổ rất có ý thức bảo vệ nguồn nước. Họ có những cái hồ sạch đẹp nước trong như pha lê vì không bao giờ vứt rác hay đổ nước thải xuống hồ. Có chỗ như hồ Trắng chỉ cho phép tắm, chứ không cho giặt (bạn tôi vừa bơi hồ xong, chỉ giũ bộ quần áo mà bị nhắc ngay). Còn ở biển hồ Khovsgol thì mắt tôi chưa thấy ai nhảy xuống tắm, dù dân nghỉ mát bên hồ rất đông. Phần lớn nhà vệ sinh hoặc nhà tắm (nếu có) đều ở trong rừng hoặc rất xa nguồn nước , làm bẩn nguồn nước là điều tối kỵ.

Hoa chuông xanh- Bluebells

Vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 là mùa hoa chuông xanh- Bluebells ở nước Anh. Hoa này thật ra là một loài hoa dại có ở khắp Châu Âu. Hoa Bluebells có hình dáng và màu sắc y như tên gọi. Hoa có hình như một chiếc chuông nhỏ mọc thành nhánh màu xanh tím. Hình như hoa bluebells là biểu tưởng của sự khiêm nhường, lòng biết ơn, và tình yêu vĩnh cửu. Nước Anh lạnh hơn các nước ở Châu Âu đại lục nên hoa Bluebells nở muộn hơn một vài tuần.
💐Theo như quan sát của mình thì xứ lạnh có nhiều hoa màu xanh hơn các xứ nhiệt đới. Vì vậy chụp hình với thảm hoa màu xanh tím luôn mang lại cảm giác long lanh, huyền ảo. Người Anh rất thích hoa Bluebells. Hoa mọc nhiều nhất là ở dưới tán cây trong rừng. Rừng ở Anh rất nhiều, ngay cả trong thành phố cũng có vài cánh rừng nhỏ. Đây là một giống hoa được bảo tồn. Mặc dù chỉ là hoa mọc dại nhưng không được phép vô rừng đào một ít về nhà trồng đâu nhé. Nếu đào trộm hoa mà bị bắt sẽ bị phạt nặng.😄😄
💐Hoa bluebells cũng có bán dưới dạng củ và dạng cây con ở các trung tâm làm vườn- garden centre. Hoa mua ở garden centre là loại có tuyển chọn nên hoa sẽ to hơn và có thêm màu xanh, trắng, hồng. Hoa bluebells rất dễ trồng, chỉ cần trồng củ một lần tại những nơi có bóng râm trong vườn vào mùa thu. Đến mùa xuân, khi hoa tulip bắt đầu tàn thì hoa Bluebells sẽ nở rộ. Mỗi năm hoa lại sinh sôi, nhảnh thêm cây con. Rất tiếc là xứ nóng như Việt Nam không trồng được loại hoa này, hoặc nếu có trồng được thì hoa chỉ mọc một lần không mọc lại vào năm sau nữa.
💐Năm sau nếu những bạn nào đi du lịch tại Châu Âu vào mùa xuân, sau mùa hoa anh đào và hoa tulip, có thể chụp thêm vài tấm hình kỷ niệm với những thảm hoa bluebells xanh biếc.

Du hí Buôn Mê Thuộc 3 ngày 2 đêm

𝐀̆𝐧 𝐠𝐢̀ 𝐜𝐡𝐨̛𝐢 𝐨̛̉ đ𝐚̂𝐮 ??? - 𝐓𝐡𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐡𝐚̣𝐢 𝐜𝐡𝐮̛𝐚 đ𝐞̂́𝐧 𝟏𝟎𝟎𝟎𝐊😱
Vì thời gian có hạn và yêu thích thiên nhiên nên mình ưu tiên đến những cảnh núi rừng, bài này sẽ review chi tiết những nơi mình đã đến, ngoài ra BMT còn rất nhiều địa điểm thú vị mình liệt kê thêm bên dưới cho các bạn tham khảo cũng như nếu có dịp quay lại mình sẽ đi tiếp nhé!

Bạn có thể tham khảo hộ chiếu chưa hết hạn có đổi được không của Gody.vn - mua bảo hiểm du lịch quốc tế ở đâu

𝟭/ 𝗞𝗵𝗮́𝗺 𝗽𝗵𝗮́ 𝗰𝘂̣𝗺 𝘁𝗵𝗮́𝗰: 𝗗𝗿𝗮𝘆 𝗦𝗮𝗽, 𝗗𝗿𝗮𝘆 𝗡𝘂𝗿, 𝗚𝗶𝗮 𝗟𝗼𝗻𝗴
Là cụm thác nối liền 2 tỉnh Daknong và Daklak, thác Draynur và Dray Sáp được nối bởi 1 cây cầu treo nên đi từ bên nào cũng khám phá được 2 thác nếu các bạn chịu đi hehe
Kinh nghiệm là các bạn hãy dành cả 1 ngày và chuẩn bị thức ăn khi đến địa điểm này, nên đi xe điện lên đỉnh thác rồi lội bộ xuống khám phá 1 vòng khu rừng nguyên sinh đến khi ra cổng sẽ đỡ mệt hơn
Theo mình, nếu đã đến đây hãy tham quan hết 3 thác để chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của mỗi thác nhé, nếu không có thời gian thì đi Draynur và Dray sáp thui là bao phê rùi 👌
Lưu ý : Đừng mang cao gót , bạn sẽ hối hận 😹
Giá vé : 30K/Người - Xe điện : 20K/Người

𝟮/ 𝗖𝗵𝘂̣𝗽 𝗵𝗶̀𝗻𝗵 𝘁𝗿𝗲̂𝗻 𝗡𝘂́𝗶 Đ𝗮́ 𝘃𝗼𝗶 𝗬𝗮𝗻𝗴 𝗧𝗮𝗼
Đợt mình đi gió rất lớn nên nhiều người khuyên không nên leo lên nên mình cũng hơi "nhót" chỉ chụp từ dưới thôi, giờ thấy hơi tiếc nhưng thôi kệ, an toàn trên hết 😅
Nếu đi theo gg map các bạn coi chừng lạc nhé, xe mình lòng vòng 2,3 lần mới đến, nếu không tìm ra tốt nhất là hỏi người trên đường nhé !
Giá : Free nhưng leo mệt xuống uống nước dùm cô chủ quán 15-20k ok

𝟯/ 𝗚𝗵𝗲́ 𝘁𝗵𝗮̆𝗺 𝗕𝗮̉𝗼 𝘁𝗮̀𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗴𝗶𝗼̛́𝗶 𝗰𝗮̀ 𝗽𝗵𝗲̂
Đây là địa điểm mình thích nhất, vì sao ư? Vì chụp ảnh ở đây mát và đỡ "cực" nhất trong suốt hành trình haha 😂
Vé vào cổng : 75K , vé combo : 150K
Mình mua vé combo để được tham quan hết 3 khu vực của bảo tàng và cảm nhận là hoàn toàn xứng đáng nhé, view bao chất từ trong ra ngoài như khung trời Tây 👌

𝟰/ 𝗩𝗶𝗲̂́𝗻𝗴 𝗖𝗵𝘂̀𝗮 𝗦𝗮̆́𝗰 𝗧𝘂̛́ 𝗞𝗵𝗮̉𝗶 Đ𝗼𝗮𝗻
Với lối kiến trúc cổ đẹp "hút hồn", tọa lạc tại số 117 đường Phan Bội Châu, chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa cổ lớn nhất tại thành phố Buôn Ma Thuột và toàn tỉnh Đắk Lắk.
Đây không chỉ là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo tại Đắk Lắk mà còn là ngôi chùa cuối cùng ở Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến.
Tên gọi của chùa được ghép từ tên của vua Khải Định và hoàng thái hậu Đoan Huy.
Vì là nơi tôn nghiêm, các bạn đến chụp hình nên mặc trang phục phù hợp quần váy qua gối và giữ yên tĩnh, trật tự cho chùa nhé

𝟱/ Đ𝗼́𝗻 𝗯𝗶̀𝗻𝗵 𝗺𝗶𝗻𝗵 𝘃𝗮̀ 𝗻𝗴𝗼̂̀𝗶 𝘁𝗵𝘂𝘆𝗲̂̀𝗻 đ𝗼̣̂𝗰 𝗺𝗼̣̂𝗰 𝗼̛̉ 𝗛𝗼̂̀ 𝗟𝗮𝗸
Đây là địa điểm mình tâm đắc nhất, hồ Lak là hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ hai ở Việt Nam chỉ sau Hồ Ba Bể, các bạn chạy dọc quanh hồ là đủ 1000 view sống ảo luôn

𝟲/ 𝗧𝗮̣̂𝗻 𝗵𝘂̛𝗼̛̉𝗻𝗴 𝗛𝗼̂̀ 𝗘𝗮 𝗞𝗮𝗼 𝗰𝗵𝗶𝗲̂̀𝘂 𝗹𝗼̣̂𝗻𝗴 𝗴𝗶𝗼́
Tung tăng mệt mỏi cả ngày thì dành buổi chiều nướng thịt và hóng gió bên bờ Hồ Eakao thì còn gì bằng
Hồ EaKao là hồ nước nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng suối Ea Kao để xây dựng công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho lúa và cà phê, nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột 12km về hướng đông nam, thuộc xã Ea Kao.
Mình chỉ ở đây thư giãn nên không khám phá nhiều, lần sau đến nhất định sẽ chụp nhiều góc hơn

𝟳/ 𝗛𝗼𝗮̀𝗻𝗴 𝗵𝗼̂𝗻 𝗼̛̉ 𝗥𝘂̛̀𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗬 𝗡𝘂𝗲̂
Trên đường về từ Hồ EaKao sẽ đi qua đường Y Nuê, nếu có thời gian các bạn hãy ghé vào rừng thông ở 2 bên đường làm vài pô nhé

𝟴/ 𝗡𝗴𝗮̆́𝗺 𝗕𝘂𝗼̂𝗻 𝗠𝗮 𝗧𝗵𝘂𝗼̣̂𝘁 𝘃𝗲̂̀ đ𝗲̂𝗺
Thuê xe máy dạo quanh thành phố rồi nhâm nhi ly trà sữa trên nóc nhà ngắm bầu trời và thành phố Ban Mê về đêm
Mách các bạn quán sân thượng view cực hút nằm ở quán trà sữa Zozo, thức uống hơi ngọt không hợp vị mình lắm
Địa chỉ : 10 Trần Quốc Thảo Tp.BMT

𝟵/ 𝗧𝗼𝗽 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗺𝗼́𝗻 𝗻𝗲̂𝗻 𝘁𝗵𝘂̛̉ 𝗼̛̉ 𝗕𝗠𝗧
Dưới đây là những món mình đã ăn và thấy rất ngon, mọi người nên thử nhé!
🍖 Bún giò chìa Cô Chua : 222 Nguyễn Tất Thành
🥘Bò nhúng me - Cà Te Quán : 140 Lê Thánh Tông
🥓Bánh ướt thịt nướng : ăn đĩa xếp chồng zui l ém hehe , 45 Trần Nhật Duật
🍨 Kem Flan Đông Sương : B13 Y Jut , bánh thơm béo ngất ngây, ở 2 đêm ăn 2 chập lun kk
🍮 Bánh Flan nướng & Bột chiên : ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai & Lê Hồng Phong, quán nhỏ mà có võ nha, siêu rẻ lun á
🍜Phở khô 2 Tô : 85 Lê Quý Đôn

Còn bên dưới là những món mình chưa ăn nhưng nghe đồn là ngon ), bạn nào ăn rồi nói mình biết nhé :
🥧 Bánh đúc bà bột : 57 Nguyễn Thượng Hiền
🥓Nem nướng Thanh Hùng : D2 Nguyễn Đình Chiểu
🍜Bún Đỏ : 33 Lý Tự Trọng
🍜Bún Cá Dằm : 293 Phan Chu Trinh
🍲Lẩu cá Sáu Quang : 247 Y Jut
🍲Cơm niêu suối tiên : 85/5 Ngô Quyền
🍘Bò viên trứng muối : 38 Đào Duy Từ
🍤Chả ram Cô Mai : Ngã 4 Trần Phú & Lê Hồng Phong
🍛Xôi Cháy : 2 Nguyễn Công Trứ

Hết dịch chúng mình đi đâu

Dưới đây là bài chia sẻ trải nghiệm thực tế mình đã đi qua. Chuyến đi Châu Âu tự túc dài đến hết hơi thì thôi lần đầu tiên trong đời )

Công cụ: đt Huawei Mate 20pr
Edit: Lightroom + Snapseed + Picart

PHÁP - THỤY SỸ - ÁO - Ý - HY LẠP :

Bạn có thể tham khảo đổi hộ chiếu chưa hết hạn tại tphcm của Gody.vn - mức phí bảo hiểm du lịch trong nước

Tổng chi phí 47,2tr (chưa gồm phí visa) gồm hơn 20 địa danh, 5 đất nước trong 18 ngày với tiêu chí tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó, được nước nào vui nước đó, tùy đk sức khỏe, ví xiền và sếp của bạn :D:))

👉THỜI ĐIỂM

Căn bản là do không sắp xếp được thời gian đi nên bọn mình chọn đi vào mùa đông, ngày ngắn đêm dài, trời chưa kịp sáng đã vội tối...Bạn nào có ý định đi chơi xa và dài ngày nên chọn vào thời điểm mà theo mình thấy khá phù hợp đó là khoảng tháng 5, tháng 6, hay tháng 9, tháng 10 là thích hợp nhất, khi đó thời tiết, khí hậu chưa quá nóng và không quá lạnh, cũng không quá đông hay quá vắng trước khi người dân bên đó nghỉ hè , nghỉ đông, dịch vụ cũng không quá đắt đỏ, khan hiếm hay kém chất lượng, và đồ đạc mang theo cũng được nhiều và đa dạng hơn nên mn cân nhắc nhé 

👉VISA

-Bản thân tự nhận thấy hồ sơ không mạnh để có thể chắc chắn đậu visa nên bọn mình có nhờ bên dịch vụ nhưng đa phần bị từ chối khéo. Không còn cách nào khác, bọn mình phải tự tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như yêu cầu. Kinh nghiệm và mẹo xin visa EU tự túc mình đã có một bài chia sẻ rút ra từ kinh của bản thân ...Hi vọng sẽ giúp ích một phần nào đó cho những bạn còn bỡ ngỡ, phân vân, thiếu tự tin có thêm chút động lực để bắt đầu nhé.

*Phí visa : ,5tr

👉VÉ MB

-Chặng HN-Pháp & Athens-VN (Quatar): >18tr

-Chặng Ý- Athens (Ryanair): > 1,7tr

👉SIM ĐT

-Mình đặt luôn trên Tiki, gói cước 549k giao tận nhà, phí ship 15k được 12Gb, tốc độ 4G sử dụng 30 ngày, có nghe gọi, xài từ hôm đi đến hôm về vẫn còn. Mn cũng đừng tiếc con lợn con nhé, mỗi đứa xài hẳn 1 cái cho nó máu, đừng để bị lạc ở Athens như tụi mình xong thất thần vì không có sim để liên hệ vs nhao

👉KHÁCH SẠN

-Nếu các bạn đi nhóm trên 3 người trở lên, mình khuyên các bạn nên thuê căn hộ, riêng tư, có bếp nấu ăn rất tiện, vì đồ Âu bọn mình không thể ăn mãi được, nên hầu như đi siêu thị về nấu nướng, đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm, lại rất vui vẻ , thoải mái.

-Các bạn có thể đặt trên Booking, Agoda, Airbnb...

*Phí thuê phòng: Trung bình từ 500k-700k/đêm/người

-> Cũng hên xui là bọn mình thuê được chỗ đẹp, chỗ không, chỗ gần chỗ xa nên mình không tiện mách. Các bạn lưu ý là sang bên này người dân họ chủ yếu di chuyển bằng phương tiện công cộng, nên hầu như đi bộ, đạp xe, xe điện, xe bus,ô tô riêng là chủ yếu. Bọn mình nhìu lúc đặt phòng cách ga tầm 1, 2km nhưng mà đi bộ mún chẹo cặp giò vì phải vác theo 1 đống đồ lỉnh kỉnh cho 18 ngày du hí...Mà địa hình đi lại ở đây cứ gọi là gập ghềnh, khúc khuỷu, quanh co, không bằng phằng 1 tí tẹo nào...Mình lại còn hơi thông minh mang hẳn con vali chỉ có 2 bánh( tại nhà chỉ có con đó là sz to nhất mình có, cũng đã mượn hẳn cái vali cỡ bự của ông bạn nhưng k xài được vì nó to hơn cả mình) và thế là những nẻo đường ở đây đã bắt cóc mất 2 em bánh xe của mình lúc nào mà thần k biết quỷ k hay. Cơn ức chế chỉ cầm cự được đến Ý là mềnh buông cmn bỏ luôn, may là mua tạm được 1 em giá Việt(50€), chất lượng Tàu, mác Tây )...Lời khuyên cho mn là nên vác theo con vali nào thật xìn xịn vào, k là khóc 1 dòng sông luôn...Ôi, chỉ nghĩ lại thôi thấy thật sợ hãi...🤣😂😒

👉ĂN UỐNG

-Như đã nói ở trên, bọn mìn không thể ăn đồ Âu mãi được, khô như ngói, khác khẩu vị nữa chứ, nơi thì mặn kinh khủng, nơi thì chua ngai ngái, có nơi đồ ăn k biết diễn tả ntn nữa luôn... Đây là nx của 1 nhóm chuyên lượn, dễ thích nghi, ăn uống đơn giản k kén canh cá chọn canh mà còn thấy ghia. Suy ra mới thấy ẩm thực VN siêu ngon, siêu rẻ, siêu đa dạng mà lại đơn giản, dễ chế biến. Vậy nên nếu thuê được căn hộ có bếp ở bên này tự do nấu nướng là best choice👍

*Do không quá chú trọng vào ăn uống nên trung bình ngày 2 bữa, 300k-500k/d/p. Chưa kể mỗi người mang dự trữ 10 hộp mì gói, bánh kẹo, đồ ăn mang đi đề phòng...

👉CHUẨN BỊ ĐỒ ĐẠC

-Đồ đạc cá nhân: tùy mùa và khí hậu mà các bạn chuẩn bị trang phục cho phù hợp (mũ, khăn, khẩu trang, kính mắt, găng tay, quần áo, giày dép, túi xách, ô dù, đồ vệ sinh, thuốc men...)

-Thiết bị điện tử: sạc pin, pin dự phòng, máy ảnh, điện thoại, tai nghe, tripod, gậy tự sướng(nếu cần thiết). Các bạn nên sắm 1 cục ổ cắm đa năng để có thể sử dụng được ở nhiều nước.

-Vali: các bạn nên lưu ý về vđ này, vì nó quyết định tinh thần của cả chuyến đi. Tiện nhất nên mang theo 2 vali kéo, 1sz S(20inch), 1 sz M(24inch) là tiện kéo nhất, chứ xách đồ trong 1 thời gian dài không phải là giải pháp. Mình đi 18 ngày, mang 1 vali sz nhỡ và 1 balo thường mà cảm thấy rất bất tiện và nhiều lúc ức chế, mợt mõi...các bạn cùng đi vs mình còn mệt mỏi hơn vì mang quá nhiều đồ. Vậy nên hãy mang những gì thực sự cần thiết, càng đơn giản càng tốt.

👉DI CHUYỂN

1.Máy bay

2.Tàu điện ngầm(Metro): Bọn mình chủ yếu di chuyển bằng phương tiện này trong nội đô hoặc ngoại thành. Do k tìm hiểu kĩ các gói nên bọn mình toàn mua lẻ chuyến, đi lần nào thì mua luôn lần ấy nên cũng còn mù mờ, lên nhầm tàu mấy bận. Được cái tàu di chuyển nhanh và liên tục nên k mất thời gian.

Nước Nga mùa đông phiêu lưu ký

Con đường trước mắt mình bao phủ bởi một màn tuyết trắng xoá lên tới tận trời, trườn xuống những sườn núi cao vút trước mặt.

Bạn có thể tham khảo số hộ chiếu có bị thay đổi khi cấp mới lại không của Gody.vn - Kinh nghiệm mua bảo hiểm du lịch quốc tế

Gió thổi vù vù rồi mưa tuyết đổ xuống, khiến cảnh vật trước mặt đôi khi chìm trong màn mưa trắng xoá không thể thấy đường.

Mình bình tĩnh lái chiếc xe trượt tuyết đánh vòng qua một khúc cua, lao xuống dốc rồi chầm chậm leo lên đồi. Mùa đông, những cành khẳng khiu mong manh vươn thẳng lên nền trời, khiến khung cảnh thêm phần lạnh lẽo.

Một rồi hai ngọn núi, tuyết phủ trắng khắp nơi không thể phân biệt nổi đâu là hồ, đâu là trườn cỏ. Thỉnh thoảng gió quất vào mình kèm theo một mà mưa tuyết xối xả.

Mặc kệ, lái xe mô tô tuyết là trò yêu thích nhứt của mình nên phóng lên được 80 km/h là mình …thú rồi.

Thỉnh thoảng, khi chiếc xe rồ lên trên tuyết, những rãnh tuyết dưới chân như trơn trượt và mình lại được một phen thử thách để giữ vững tay lái.

*

Nghe mùa đông lạnh -20°C ai cũng sợ, nhưng mặc đồ mùa đông chuyên dụng, dán miếng giữ nhiệt vào là lạnh cỡ nào mình cũng chấp hết.

Mùa đông khung cảnh không chỉ hùng vĩ, mà đi đến đâu cũng có rất nhiều trò vui.

Tụi mình còn đi chơi xe chó husky kéo, mấy bạn chó husky lúc nào cũng hừng hực khí thế. Mỗi lần dừng xe là chỉ chực lao về phía trước.

Tụi mình đi cùng nhau băng qua con đường mòn bằng tuyết, len lỏi giữa cánh rừng mùa đông nắng vàng.

Nhìn thì có vẻ rất “gấu” chứ thực ra mấy bạn husky này rất hiền và thân thiện, tha hồ ôm ấp chọc ghẹo.

Mấy bạn husky này thực ra là một trong những giống chó cổ xưa nhất trên thế giới. Và tổ tiên của các bạn đã kéo xe cho các bộ lạc từ rất lâu đời.

Các bạn tuần lộc thì thích đi lòng kiếm ăn dưới tuyết. Ngoại trừ bạn đầu đàn, phần lớn các bạn còn lại rất nhát người.

*

Mùa thu năm ngoái khi ở Mông Cổ, mình đã được nghe về việc các bạn tuần lộc thường rụng sừng vào mùa đông, nhưng sang đến Nga thì mới thấy cảnh rụng sừng của các bạn ấy.

Trên nền tuyết trắng, các bạn tuần lộc da trắng muốt bước nhẹ trên đường mòn tuyết, khung cảnh tinh khiết vô cùng.

(Tự nhiên nhìn mấy bạn đó xong, mình hạ quyết tâm mùa đông năm sau quay lại Mông Cổ đi du mục cùng những người tuần lộc dưới cái lạnh -35°C cho biết mùi đời haha.)

 

Những tầng thu rực rỡ ở iran

Nếu ai hỏi anh mùa thu Iran thế nào, thì chỉ có hai từ để thốt lên “Tuyệt diệu!”

Rời sa mạc miền Nam, anh tiến về vùng đồi núi phía bắc Iran, nơi mà những đỉnh núi tuyết phủ, những con đèo uốn lượn ngoạn mục, những dải làng mạc nằm yên bình nơi thung lũng, những luồng không khí tinh khiết đến vô cùng ngập tràn cuống phổi, và cả những gam màu rực rỡ của cây lá mùa thu óng ả trong cơn nắng cuối ngày.

Các bạn có thể tham khảo thủ tục cấp lại hộ chiếu sắp hết hạn tphcm của Gody.vn - Phí bảo hiểm du lịch trong nước

Trái với sự đông đúc của sa mạc phía Nam, vùng núi phía Bắc của Iran nằm yên lặng sau trùng điệp những dãy núi xếp chồng lên nhau.

Du khách đến đây chủ yếu vào mùa hè, tránh cái nóng oi đầu của những thành phố đất chật người đông.

Mùa thu ở Alamout thì tê tái vì gió lạnh mưa phùn, nhưng cũng đẹp đến nghẹn ngào.
Ngôi làng nhỏ nằm giữa thung lũng heo hút, ẩn hiện sau những tàng cây ánh đỏ rực cháy khi hoàng hôn ghé xuống, không hiểu sao lại đáng yêu đến thế.

Ở đây mọi sắc độ đều được đẩy lên đến đỉnh điểm: màu đỏ lộng lẫy của cây lá, màu xanh ngát của mặt nước hồ, màu trắng tinh khôi của tuyết, cùng vẽ nên bức tranh làng quê thanh bình ngây ngất lòng người.

Ở Alamout, anh không ngủ khách sạn sang chảnh nữa, mà nằm ngủ ngay cạnh lò sưởi ấm nóng giữa căn nhà gỗ đã hơn 100 năm tuổi.

Cô chủ nhà – một tiểu tư đài các rời thủ đô Tehran giàu có về quê ở ẩn với chồng, nấu món cơm gà ngon tuyệt vời, và những tách trà thơm vương trên bàn tay anh.

Sớm ấy, anh là người đầu tiên thức dậy giữa phòng khách rộng lớn của ngôi nhà. Lò sửa cạnh bên đã cháy hết củi, chỉ còn vương chút hơi ấm tàn.

Bên ngoài cửa sổ, những cành lựu lá vàng rực mong manh ngả theo cơn gió, đợi khoảnh khắc cuối cùng trước khi trút hết cho mùa đông.

Anh kéo mền lên cao hơn một chút cho ấm. Ngoài trời chắc hẳn đã tụt xuống đến -5° C. Lòng bình yên đến lạ.

Làng Oia, Santorini, Đẹp Quên Lối Về

Có thể nói Oia là một ngôi làng tuyệt đẹp của đảo Santorini, nằm bên một bờ vực biển với những ngôi nhà trắng muốt với mái ngói màu xanh dương như màu cờ Hy Lạp. Oia đẹp hơn hẳn những ngôi làng như Fira trên Santorini chính vì có thêm màu xanh dương tuyệt đẹp này.

Các bạn có thể tham khảo thủ tục cấp lại hộ chiếu sắp hết hạn của Gody.vn - bảo hiểm du lịch quốc tế nào tốt tại Việt Nam

Điều khiến Oia đẹp còn đến từ những nhà hàng hải sản ngon tuyệt trên đảo, những quầy hàng xinh xắn với trang sức thủ công, đồ gốm thủ công trên đảo.

Santorini sở hữu những nhà thiết kế kim hoàn hàng đầu, và những nghệ nhân gốm thủ công, nơi đây còn cho phép bạn khám phá nét văn hoá rất riêng.

Hãy ghé Oia vào lúc sáng sớm để ngắm bình minh tuyệt đẹp, chờ đến chiều cho hoàng hôn rực rỡ, và đêm xuống khi những ngôi nhà lên đèn cũng lá lúc Oia sắc màu không kém. Và Oia thật sự là một trong những ngôi làng xinh đẹp nhất Châu Âu mà Cơ từng ghé qua.

DI CHUYỂN ĐẾN SANTORINI
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Từ Athens, bạn có thể bay trực tiếp đến sân bay Santorini tới sân bay Thira, một số hãng có chuyến bay thường xuyên là Ryanair, Olympic Air, Sky Express, với Ryanair là rẻ nhất tầm 20 euro/chiều, nhưng thường xuyên hết vé nếu không book trước ít nhất 1 tháng. Olympic Air có giá 50 euro/chiều, còn Sky Express tầm 100 euro/chiều. Thời gian bay là 50 phút. Bạn có thể vào trang skyscanner.com.vn để xem vé máy bay phù hợp.

ĐI PHÀ
Đây là một lựa chọn của Cơ dùng vì mình book khá last minute, giá một chiều của phà 30 euro. Thời gian di chuyển trên tàu là 7 tiếng, nghe có vẻ lâu nhưng bạn có thể mua loại vé đêm để ngủ trên phà có giá đắt hơn là 40 euro/chiều. Trên phà rất thoải mái, có chỗ ngồi, nhà hàng ăn uống, WC đầy đủ nên chuyến đi rất thoải mái. Tàu sẽ ghé Naxos, Paxos trên đường đi nữa, và đi buổi sáng có thể ngắm cảnh biển Aegean xinh đẹp.

Khi book vé phà, bạn chọn di chuyển từ Piraeus (Athens) đến Thira (Santorini) nhé, vì cảng có tên gọi khác.

Mua vé tại đây nhé: https://www.ferryhopper.com/en/

DI CHUYỂN TỪ CẢNG ĐẾN LÀNG OIA
ĐI BUS CÔNG CỘNG
Bus công cộng từ cảng đến Oia bạn sẽ phải đi 2 chuyến.
Chuyến 1 từ cảng đến làng Fira với giá 2.30 euro.
Chuyến 2 từ Fira đến Oia với giá 1.60 euro.

Lịch xe bus từ Fira - Oia: 6:50, 8:30, 9:15, 10:00, 11:00, 12:00, 13:00, 13:50, 14:00, 15:00, 16:00, 17:00, 18:00, 19:00
Lịch xe bus từ Oia - Fira: 7:30, 8:50, 9:35, 10:20, 11:20, 12:20, 13:20, 14:10, 14:20, 15:20, 16:20, 17:20, 18:20, 19:20

THUÊ XE TRUNG CHUYỂN
Phí là 15 euro/người/chiều, họ sẽ chở thẳng tới Oia cho bạn. Đây là lựa chọn tốt nếu bạn mang xách nhiều hành lý và không muốn đợi chờ quá nhiều.
Một hãng mình dùng với số Whatsapp là +306972372321 chỉ cần nhắn trước 1 tiếng, nhà xe sẽ đón bạn đúng giờ.

NƠI Ở TẠI OIA
Cơ khuyên mọi người không nên tiết kiệm quá cho việc accommodation tại Oia, vì những phòng giá rẻ thường nằm ở làng khác như Fira, sẽ mất thời gian đi xe tới Oia chơi và không thể ngắm bình minh, hoàng hôn hay ở tới tối chơi trên Oia. Thế nên tốt nhất hãy thuê phòng tại trung tâm làng Oia để tận hưởng làng trọn vẹn nhất. Từ 10:30 - 15:00 là thời gian khách du lịch đến đông nhất nên để tận hưởng Oia bình yên, hãy ở ngay làng.

Cơ thuê phòng Residence Suites có giá 2,000,000 VNĐ/đêm, phòng có view tuyệt đẹp như hình của Cơ. Mọi người nên ở khu trung tâm Oia, đừng đi qua các vịnh biển như Armeni cũng khá xa trung tâm.

Khi check-in, bạn phải tới Tourist Information Center nằm ở đối diện trạm xe bus để check-in vì những khu khách sạn không có lễ tân. Họ sẽ giao chìa khoá tại quầy Tourist Info Center, và có người mang vali của bạn tới tận phòng. Nên tip cho họ tầm 5 euro vì vác vali qua các đoạn dốc khá mệt. Lúc đi ra bạn có thể gọi Tourist Information Center để họ vác dùm, nhưng tự vác cũng không sao cả :))